Một sai lầm trong việc nuôi dạy con cái mà nhiều phụ huynh đang mắc phải.
Cách “phá hỏng” cυộc đời một đứa trẻ mà nhiều người Việt vẫn làm hàng ngày. Ảnh: iStockphotoNgày nay, với sự phát triển của công nghệ , người người, nhà nhà đều sắm cho mình ít nhất một chiếc điện thoại di động, máy tính bảng và cả laptop. Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng rất thích thú với món đồ công nghệ này.
Hầu hết phụ huynh đều cho con cái sử dụng điện thoại riêng vì nhiều tiện ích mang lại như chơi game giải trí hay để tiện bề liên lạc khi cần. Và đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, điện thoại lại trở thành công cụ đắc lực cho việc học tập của con.
Tuy nhiên, không ít các bậc cha mẹ lại lạm dụng việc sử dụng điện thoại để tránh việc phải chơi đùa, quản lý con cái. Từ đây, trẻ nhỏ sẽ phải chịu những hệ quả nghiêm trọng của việc sử dụng điện thoại di động quá sớm và quá nhiều.
Cản trở sự phát triển toàn diện
Theo một nghiên cứu đăng trên JAMA Pediatrics, càng tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, trình độ giao tiếp, kỹ năng vận động và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ càng thấp.
“Các thiết bị điện tử làm trẻ ít vận động và trở nên thụ động, không tạo nhiều cơ hội phát triển toàn diện trí não cho các cháu”, bà Sheri Madigan, tiến sĩ tâm lý tại Đại học Calgary và Viện nghiên cứu Bệnh viện Nhi Alberta (Canada) đứng đầu nghiên cứu trên nói.Trẻ nhỏ thườпg xuγên tiếp xúc với điện thoại sẽ bị một lượng lớn bức xạ điện từ ảnh hưởng tới sự pҺát triển toàn diện, đặc biệt là về trí não.Trẻ thường xuyên cầm điện thoại sẽ ít vận động, dễ làm chậm quá trình dậy thì, khả năng vận động, tư duy trí não kém, chiều cao cũng hạn chế…
Bên cạnh đó, tư thế cầm điện thoại quá lâu sẽ ảnh hưởng đến xương khớp ngón tay, cúi đầu quá lâu sẽ gây ra tổn thươпg lớn tới pҺần xươпg cổ, dễ gây biến dạng đốt sống cổ.
Thị lực suy giảm rõ rệt
Không cần nói ai cũng biết, việc nhìn quá lâu vào màn hình các thiết bị điện tử sẽ làm mỏi mắt, lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng về mắt như cận thị, loạn thị, viêm võng mạc…Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử rất có hại cho mắt nếu tiếp xúc trong thời gian dài mà không có biện pháp giảm trừ hay bảo vệ.Và nếu kéo dài tình trạng, trẻ sẽ có nguy cơ mắc tật nhược thị (hay còn gọi là bệnh mắt lười), khiến cho thị lực của mắt không thể tăng hơn kể cả khi đeo kính đúng số hoặc hơn.
Dễ gây ra các chứng bệnh tự kỷ, trầm cảm
Tia bức xạ của điện thoại không chỉ gây nên những vấn đề về mắt mà còn có những tác động tiêu cực đến thần kinh. Bức xạ điện thoại gây căng thẳng thần kinh não, tạo nên cảm giác hồi hộp, lo âu.
Theo nghiên cứu của bà Jean Twenge – giáo sư Tâm lý học tại Đại học Bang San Diego, những đứa trẻ dành nhiều thời gian trên màn hình có xu hướng dễ bị tự kỷ, trầm cảm hơn những đứa trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài màn hình như chơi thể thao, đọc báo in truyền thống hoặc dành thời gian giao lưu trực tiếp với bạn bè.Dùng điện thoại quá nhiều làm giảm khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.Sử dụng điện thoại sẽ khiến trẻ ít tiếp xúc với bạn bè, dễ bị cô lập với xã hội. Điều đó sẽ dễ gây ra cảm giác tổn thương với trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại di động trên một số mạng xã hội, trẻ còn có khả năng vướng vào nạn bạo lực Internet.
“Vấy bẩn” tâm hồn trẻ thơ
Một trong những mối bận tâm của các bậc cha mẹ khi cho con trẻ sử dụng điện thoại là các nội dung không phù hợp với lứa tuổi, các đoạn phim người lớn hoặc cảnh bạo lực đầy rẫy trên Internet.
Vì không sở hữu được khả năng thanh lọc thông tin như người lớn, trẻ có thể học và làm theo những hành vi không chuẩn mực như trên mạng.Có thể chỉ là vô tình, trẻ cũng có thể truy cập và nhìn thấy những hình ảnh “không đẹp” trên internet.Độ tuổi đi học là giai đoạn trưởng thành quan trọng, là thời điểm vàng để học tập và cũng là giai đoạn dễ dao động về tâm sinh lý, cộng thêm sự hiếu kỳ và khả năng tự kiểm soát kém nên dễ dàng bị mê hoặc bởi những thói hư tật xấu trên điện thoại.
Để tránh những ảnh hưởng xấu mà điện thoại di động mang đến cho trẻ, phụ huynh cần phải thắt chặt quản lý hơn trong việc cho con cái sử dụng các thiết bị thông minh.
Có nhiều cách để giảm thiểu sự phụ thuộc của trẻ vào điện thoại như tạo sân chơi lành mạnh khác cho con, chỉ cho con sử dụng thiết bị di động như một công cụ phát triển đam mê, quản lý nội dung trong máy…