Dự kiến 23.000 học sinh không thi lớp 10

Khoảng 23.000 học sinh tốt nghiệp THCS không dự kỳ thi lớp 10 công lập năm nay, theo ước tính của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Theo báo cáo của Sở về công tác tuyển sinh đầu cấp, năm nay khoảng 133.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9. Trong đó, hơn 110.000 em đăng ký thi vào lớp 10 công lập.

Số thí sinh dự kiến không tham gia kỳ thi tương tự năm ngoái, trong khi số học sinh tốt nghiệp và đăng ký thi tăng khoảng 4.000-6.000.

Sở cho hay 127 trường THPT công lập (gồm cả trường chuyên, trường tự chủ) sẽ tuyển 81.000 em, tương đương 61% tổng số học sinh tốt nghiệp. Tỷ lệ này như mọi năm, song chỉ tiêu ở hầu hết quận nội thành giảm, có thể khiến sự cạnh tranh ở khu vực này tăng lên.

Các trường tư thục đáp ứng khoảng 30.000 chỗ. Ngoài ra, học sinh có thể theo học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề.

Sở khẳng định thi vào lớp 10 công lập là quyền lợi của thí sinh, yêu cầu các trường không vận động học sinh bỏ thi. Nếu phát hiện, Sở sẽ xử lý nghiêm.

Chỉ tiêu vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2024Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà NộiCông lậpCông lậpTư thụcTư thụcGDNN-GDTXGDNN-GDTXCác trường nghềCác trường nghềVnExpress

Để kỳ thi diễn ra suôn sẻ, Phó chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà yêu cầu các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo mọi mặt, dự báo các tình huống bất ngờ và đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi khâu. Công an thành phố sẽ bố trí lực lượng nhằm phát hiện thí sinh dùng điện thoại di động hoặc thiết bị công nghệ cao.

Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay diễn ra vào ngày 8-9/6, thí sinh thi trường chuyên và hệ song bằng sẽ thi thêm ngày 10 và 11/6. Chậm nhất ngày 2/7, Sở công bố điểm thi, sau đó 4-7 ngày thông báo điểm chuẩn.

https://vnexpress.net/du-kien-23-000-hoc-sinh-ha-noi-khong-thi-lop-10-4743555.html

Xem thêm: 

Bất an và cô đơn khi sống với chồng

Chúng tôi cưới nhau sáu năm, con năm tuổi; vấn đề của chúng tôi xuất phát từ quan điểm đối lập, môi trường sống và làm việc khác nhau.

Không hạnh phúc khi chồng vô tâm 

Anh làm cơ quan nhà nước, tôi làm công ty nước ngoài. Gia đình tôi chỉ có cha mẹ. Gia đình anh có ba thế hệ nhưng không hòa thuận. Anh muốn tôi về xây nhà và ở chung với bố mẹ chồng.

Lúc đầu tôi cũng muốn về quê để ổn định cho con nhưng nhớ lại thời gian mới cưới, tôi mang thai nhưng tuần nào cũng phải lái xe máy gần hai tiếng từ Sài Gòn về quê. Nhà chồng tiện nghi rất kém, không có nhà vệ sinh, nhà tắm tạm bợ. Phòng tôi sát phòng bố mẹ chồng, lúc nào cũng ồn ào, thậm chí bật tivi tới sáng, tôi và con không thể ngủ. Cuối tuần nhà chồng tụ tập cô, dượng, cháu về, gần 20 người, đàn ông thì nhậu, phụ nữ ăn xong đánh bài cho tới 4-5h sáng. Văn hóa như vậy tôi không hòa nhập được.

Về tài chính: Chồng chỉ đóng tiền học cho con 2-3 triệu đồng mỗi tháng nhưng đóng từ khi con ba tuổi, trước đó mọi chi phí gia đình và nuôi con chỉ mình tôi lo. Tôi nhiều lần góp ý với chồng làm quỹ chung để mua nhà hoặc chi tiêu sinh hoạt gia đình hai bên, anh không đồng ý. Lương chồng hơn 14 triệu đồng, lương tôi 35 triệu đồng, không biết góp thế nào. Nhà chồng, cô, dì rất hay có đám và mỗi lần mời tôi phải chi tiền, tiệc bên nhà tôi thì chồng không phụ. Tôi cũng sắm sửa đồ cho nhà chồng bằng tiền của mình.

 Chọn sai chồng lần hai

Nếu quyết định dừng lại cuộc hôn nhân thứ hai, tôi chỉ thương bé gái mới sinh được tám tháng, không nhẽ cả hai con tôi đều không có bố?

Mẹ chồng có một miếng đất trống, nói với mọi người là cho chúng tôi. Tôi bàn với chồng về đó xây nhà, tiền xây nhà tôi chịu, gần 800 triệu đồng. Tôi nói với chồng rằng muốn mẹ chồng sang tên mảnh đất đó cho vợ chồng tôi rồi mới xây, trị giá miếng đất khoảng một tỷ đồng. Mẹ chồng không chịu, tôi không xây nữa. Ba mẹ chồng còn hai miếng đất nữa nhưng chưa bao giờ hỏi chúng tôi có cần giúp gì để mua nhà ra riêng không, dù chúng tôi hay nói muốn mua nhà. Mẹ chồng nói nếu chúng tôi mua nhà, bà sẽ cho mượn 100 triệu đồng.

Ảnh minh họa AI

Ảnh minh họa AI

Về quan điểm dạy con: Tôi cho con học tiếng Anh, học vẽ, học đàn, chồng đều cản. Anh bảo học làm gì nhiều, trong khi tiền học tôi đóng. Chồng chưa bao giờ ngồi chơi với con, rảnh là tụ tập bạn bè hoặc bấm điện thoại, chở con đi chơi trung tâm thương mại rồi để con tự chơi, anh ngồi xem điện thoại. Mỗi lần con làm sai là anh quát, mắng con. Tôi góp ý nhẹ nhàng, anh bảo tôi bênh con. Trong khi đó, cô giáo nhận xét bé ngoan và thích nghi tốt.

Về chuyện chồng không giải thích rõ ràng: Năm thứ ba sau cưới, qua một người bạn, tôi biết anh liên hệ lại với người yêu cũ đang ở nước ngoài. Anh giải thích là bấm nhầm điện thoại, lúc lại bảo có người hại anh. Tôi yêu cầu anh giải thích, anh bảo chẳng có chuyện gì. Tôi giận quá, nhắn cho người ấy, chỉ hỏi chuyện thế nào, vậy là cả nhà chồng quay vào bênh anh và nói tôi xử lý dở. Từ đó tôi cảm thấy không còn tin tưởng anh, luôn có cảm giác bất an.

   Tôi lại chọn sai chồng lần hai

Tôi lấy chồng lần hai sau khi bỏ người chồng ngoại tình. Với chồng trước, tôi có một bé gái. 

Anh luôn hướng về nhà mẹ đẻ: Tôi ao ước có được ngôi nhà riêng. Hiện tại tôi thuê nhà ở Sài Gòn, mọi thứ trong nhà do tôi sắm sửa, mua gì anh cũng không quan tâm. Thấy nhà đồ gì ít xài, anh gợi ý đem về cho mẹ, đi siêu thị cũng nhắc mua đồ cho mẹ và ông bà. Mỗi tuần tôi về nhà anh, tiền quà cáp cũng 500 nghìn đồng đến một triệu đồng, là tiền riêng của tôi. Cuối tuần anh mặc định về nhà mẹ đẻ vì có thú vui tụ tập gia đình, bạn bè rồi nhậu. Tôi không về anh cũng về. Nhậu xong anh ngủ lại đến sáng hôm sau đi thẳng đến cơ quan. Chăm con ngày đêm cũng một mình tôi lo. Tôi góp ý cuối tuần anh nên ở Sài Gòn cùng ăn cơm, xem tivi, đi siêu thị, chở vợ đi chợ. Chồng vẫn thích về nhà mẹ đẻ cách đó hai tiếng di chuyển bằng xe. Tôi cảm thấy sự cô đơn trong gia đình.

Nhiều lần tôi tâm sự với chồng, mong anh thay đổi tốt hơn. Tôi cũng thay đổi công việc để về nhà sớm hơn, cơm nước chu toàn, đưa đón con đi học thêm. Tôi hỏi chồng rằng cả hai cần làm gì để cuộc sống tốt hơn, thế nhưng mọi thứ đâu lại về đó. Tôi biết không có anh, bản thân vẫn sống tốt vì trước giờ tài chính mình tôi lo, thế nhưng tôi rất mong một gia đình đầy đủ, vợ chồng yêu thương nhau như ngày đầu. Tôi nên làm gì đây?

https://vnexpress.net/bat-an-va-co-don-khi-song-voi-chong-4743868.html