14 triệu đưa nhà con trai mỗi tháng, mẹ già bừng tỉnh khi biết ‘biệt danh’ các cháu đặt cho mình

Ông bà lúc nào cũng thương yêu con cháu vô điều kiệu, nhưng liệu những đứa trẻ có báo đáp chân thành tình yêu thương đó?

 

Câu chuyện của dì Hấu dưới đây có lẽ là điển hình của việc người già quá quan tâm đến cháu mình mà quên mất bản thân cũng có những nhu cầu riêng. Bài chia sẻ của dì trên một diễn đàn làm mẹ đã thu hút khá đông độc giả bình luận.

“Hàng xóm hay gọi tôi là dì Hấu, tôi 58 tuổi và đã nghỉ hưu. Tiền trợ cấp hàng tháng cộng thêm khoản sinh lời cho thuê ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô mỗi tháng khoảng 14 triệu, tuy không nhiều nhưng cũng đủ để tôi sống một mình.”

 

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Chồng dì Hấu mất sớm, dì đã tận tụy nuôi nấng đứa con trai duy nhất nên người. Đến khi con trai lấy vợ, sinh con, dì mới yên tâm phần nào. Con trai và con dâu đều rất hiếu thảo, cả hai đòi ra riêng ngay từ lúc mới cưới, dì cũng chẳng trách móc gì. Bà hiểu người già người trẻ quan điểm khác nhau, thà ở xa mỏi chân còn hơn ở gần mỏi miệng. Huống hồ gì còn trai và con dâu đã cho bà 2 đứa cháu nội vô cùng đáng yêu.

Cứ hễ rảnh là dì Hấu lại sang thăm cháu. Con dâu tiếp đãi rất niềm nở và mua rất nhiều loại trái cây mà mẹ chồng thích. Lần nào cả nhà cũng nài bà nội ở lại ăn tối, sau đó con trai lấy xe chở dì về.  Các cháu rất thông minh và đáng yêu, mỗi lần gặp cháu dì lại cảm thấy như mình được trẻ ra.

Từ sau khi nghỉ hưu, cứ mỗi lần sang nhà con trai là dì Hấu lại cho hai cháu một ít tiền tiêu vặt. Nhận tiền xong, hai đứa trẻ mừng rỡ cảm ơn bà nội và chạy đến đưa cho con mẹ. Dì Hấu cảm thấy rất yên tâm, bởi vì bà nghĩ rằng con dâu sẽ mua cho cháu mấy món đồ chơi nhỏ và bánh kẹo mà cháu thích. Ngoài ra, bà chỉ có một cậu con trai, và con trai cũng mới chỉ có 2 đứa con này, làm sao mà bà không yêu không quý cho được? Bà không tiếc bất cứ điều gì cho cháu, kể cả đồ dùng của bản thân đã cũ kỹ, cần thay mới, bà cũng không màng. Dì Hấu nghĩ mình là người đã có tuổi, mọi tiện nghi nên để cho lớp trẻ dùng, đổi hay không đổi thì mấy chục năm vẫn tấm đệm đó, chiếc giường đó, dì vẫn ngủ ngon mỗi đêm. Mỗi lần con dâu than tháng này hụt cái này cái kia, bà đều sẵn lòng đưa thêm, con của bà, cháu của bà chứ ai xa lạ. Dì chỉ tiếc không có nhiều hơn để có thể đáp ứng mọi yêu cầu của 2 đứa nhỏ.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

 

Nhưng chỉ một lời nói vô tư của đứa cháu nhỏ đã khiến dì Hấu suy nghĩ lại.

Có một ngày con trai và con dâu phải về nhà ngoại vì bà thông gia ốm, dì Hấu sang nhà chăm sóc 2 đứa cháu nhỏ. Sau khi ăn trưa, mấy bà cháu ngồi trò chuyện vui vẻ. Đột nhiên đứa nhỏ hỏi bà nội:

“Bà ơi, chúng cháu đặt biệt danh cho bà, bà có biết đó là gì không?”

Dì Hấu tò mò hỏi: “Bà không biết, nói bà nghe xem nào!”

Đứa cháu lớn cười nói: “Bà ơi, chúng cháu gọi bà là bà nội ATM, vì bà cho tiền chúng cháu lúc nào cũng hào phóng.”

“Tôi hỏi cháu tôi tại sao lại goi là bà nội ATM, câu trả lời ngây thơ của nó khiến tôi run người. Đứa cháu nhỏ hồn nhiên bảo: Mẹ cháu nói bà nội rất giàu, nếu cháu cần gì có thể tìm bà nội, bà nội sẽ cho chúng ta tiền. Mẹ cũng dùng tiền đó để mua đồ cho bà ngoại.”

Khi nghe biệt danh này, dì Hấu cảm thấy một nỗi buồn trong lòng. Chiều tối con trai và con dâu về nhà, dì đã vội vàng rời đi, không chịu ở lại ăn tối.

“Sau khi rời đi, tôi cảm thấy khó chịu khắp người. Về đến nhà, lời cháu nói cứ văng vẳng trong đầu, đêm đó tôi không tài nào chợp mắt được.

Tôi bắt đầu suy ngẫm về những suy nghĩ và thực hành của chính mình. Cuộc sống sau khi nghỉ hưu của tôi không xa hoa, và lương hưu, tiền cho thuê hàng tháng đã là toàn bộ nguồn thu nhập của tôi. Tuy nhiên, để các cháu vui vẻ, tôi thường cho chúng tiền tiêu vặt mà không nghĩ đến nhu cầu của bản thân.”

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Mỗi lần dì Hấu đưa tiền cho cháu trai, ít cũng vài trăm, nhiều thì tiền triệu. Có khi nghe cháu tỉ tê xin đóng tiền trường, tiền lớp học vẽ, dì không hề do dự khi đưa thêm. Gần như tháng nào dì cũng đưa trọn thu nhập của mình cho nhà con trai, chỉ giữ rất ít để trang trải trong nhà.

“Lần này nghe cháu đặt cho biệt danh ấy, tôi chợt hiểu ra một sự thật. Cho cháu tôi một vài tiện nghi vật chất nhỏ nhoi tuy có thể mang lại hạnh phúc cho chúng, nhưng đây không phải là trách nhiệm của tôi. Mục đích của lương hưu và thu nhập nên là để cung cấp sự an toàn và bảo vệ cho cuộc sống của chính tôi.”

Lần sau đến nhà con trai, dì Hấu ngồi với các cháu, nhỏ nhẹ nói với các cháu:

“Các cháu, bắt đầu từ hôm nay, bà quyết định không cho các cháu tiền tiêu vặt nữa.”

Mấy đứa cháu sững sờ, ngơ ngác hỏi: “Sao thế bà nội?”

Dì Hấu nhẹ nhàng giải thích:

“Các cháu, bà thương các cháu nhưng cháu cũng cần lo cho cuộc sống của mình. Mong các cháu hiểu rằng đồng lương hưu của bà nội không nhiều, cần được sử dụng cho nhu cầu và hưởng thụ của bản thân, mong 2 cháu  học cách tiết kiệm và hiểu. “

Hai đứa cháu gật đầu lia lịa, như hiểu ra quyết định của bà, và sau đó chúng vẫn vui vẻ khi bà nội đến nhà chơi, cô con dâu thì không. Dù sao dì Hấu cũng không quan tâm lắm.

Kể từ ngày đó, dì bắt đầu trân trọng quỹ hưu trí của mình hơn, lên kế hoạch hợp lý cho các chi phí sinh hoạt, những nhu cầu và mong muốn nhỏ của bản thân. Dì cũng động viên các cháu cố gắng học tập chăm chỉ và tạo dựng một tương lai tươi sáng bằng chính đôi tay của mình. Trong những ngày lễ, dì vẫn sẽ mang một số đồ chơi nhỏ, nhưng dì sẽ không cho thêm tiền.

Nguồn : https://www.webtretho.com/p/14-trieu-dua-nha-con-trai-moi-thang-me-gia-bung-tinh-khi-biet-biet-danh-cac-chau-dat-cho-minh