Tính đến 13h ngày 10/9/2024, đã có 146 người chết và mất tích, gần 800 người bị thương do bão số 3 và mưa lũ sau bão. Hiện tại, nước lũ vẫn dâng cao, cô lập nhiều địa phương.
Số người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ sau bão đã lên đến 146 người.
Số người chết và mất tích tăng
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thống kê từ các địa phương đến 13h00 ngày 10/9/2024 cho thấy, đã có 146 người chết, mất tích (82 người chết, 64 người mất tích). Cụ thể:+ Cao Bằng: 55 người tại huyện Bảo Lạc (19 người chết, 36 người mất tích).+ Lào Cai: 30 người (19 người chết, 11 người mất tích), gồm: Sa Pa 08, Bát Xát 10, Si Ma Cai 04, Bắc Hà 06, Văn Bàn 02.+ Yên Bái: 28 người do sạt lở đất (22 người chết, 06 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 14, Văn Chấn 01.+ Quảng Ninh: 09 người chết (do bão 08 người; lũ cuốn 01 người).+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.+ Hải Dương: 01 người chết do bão.+ Hà Nội: 01 người chết do bão.+ Hòa Bình: 04 người chết do sạt lở đất.+ Lạng Sơn: 02 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.+ Tuyên Quang: 02 người mất tích do lũ cuốn.+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.+ Phú Thọ: 08 người mất tích (sự cố sập cầu Phong Châu).Về số người bị thương lên tới gần 800 người, trong đó nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh với 536 người, Hải Phòng 81 người, Hà Nội 10 người, Lạng Sơn 10 người, Lào Cai 14 người, Yên Bái 10 người, Cao Bằng 12 người…Nước lũ dâng cao, ngập lụt diện rộngTrung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ nay (10/9) đến ngày 11/9 trên các sông ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và các sông khu vực hạ lưu đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, khu vực cửa sông ven biển lên mức báo động 2 – báo động 3, có sông trên báo động 3.
Khu vực bãi Phúc Xá nước bắt đầu ngập, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân (ảnh chụp lúc 6 giờ 30 phút ngày 10/9). Ảnh: TTXVN
Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế – xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng – Thái Bình.Mực nước lũ hạ lưu sông Hồng – Thái Bình duy trì ở mức cao nhiều ngày có thể làm lở đất ven sông và ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven sông đồng bằng sông Hồng – Thái Bình.Tại Hà Nội, cảnh báo nguy cơ ngập lụt ở khu vực bãi giữa, ven sông Hồng thuộc các quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, Gia Lâm.