Bị сһồnɡ đ.á.n.һ ԁ.ã m.а.n kһ𝗂 ôm соn đỏ һỏn: 𝖵ợ сó nên tһа tһứ?

Clip võ sư đánh vợ mới sinh đang bế con nhỏ trên tay khiến dư luận phẫn nộ.

img

Clip ghi lại cảnh võ sư đánh vợ đang ôm con nhỏ gây phẫn nộ

Sáng 27/8, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông bạo hành vợ ngay khi vợ đang bế con đỏ hỏn trên tay khiến nhiều người phẫn nộ. Sự việc được camera an ninh gắn trong nhà ghi lại.

Những diễn biến từ đoạn clip cho thấy, giữa hai vợ chồng dường như xảy ra cãi vã lớn. Người chồng ban đầu chỉ tay, chửi bới, lấy điều khiển ti vi, sỏi dưới gốc dây ném thẳng về phía vợ. Sau đó, trong lúc người vợ đang bế con nhỏ đứng giữa nhà thì bị chồng lao tới tát vào mặt rồi dùng cả hai tay tát tới tấp đến mức ngã xuống sàn nhà. Đứa trẻ trên tay khóc dữ dội.

Trong khoảng 2 phút, người vợ liên tiếp phải nhận những cú đòn đau điếng từ chồng. Được biết, người chồng trong clip là một võ sư, người vợ vừa sinh con được 2 tháng đã bị chồng đánh đập thường xuyên gây trầm cảm và mất sữa.

img

Người chồng liên tục giáng đòn đau lên người vợ 

Trước đó gần 1 tuần, cộng đồng mạng từng xôn xao trước một clip khác ghi lại cảnh chồng bạo hành vợ ở Bắc Kạn. Sự việc diễn ra tương tự, vợ đang bế con nhỏ bị chồng liên tục tát, đấm, đá vào mặt, vào người. Chứng kiến sự việc còn có một đứa trẻ khác tầm 6, 7 tuổi.

Hai clip bạo lực gia đình nói trên nằm trong số rất nhiều vụ chồng bạo hành vợ từng khiến dân mạng “dậy sóng”. Vậy mỗi người vợ nên làm gì để bảo vệ bản thân và con cái trước người chồng vũ phu? Và có nên dễ dàng tha thứ cho những trận đòn roi của chồng để rồi rơi vào vòng luẩn phẩn của hôn nhân bi kịch?

Chuyên gia tâm lý hôn nhân tình yêu và gia đình Trịnh Trung Hòa thừa nhận, ông “gai người” khi xem những clip chồng bạo hành vợ mới đây. Cũng như cộng đồng mạng, ông bức xúc trước hành vi bạo hành của người chồng và cho đó là sự hèn hạ.

 

“Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đàn ông đánh phụ nữ là sai. Tôi kịch liệt phản đối tư tưởng “vợ láo, vợ hư, chồng có quyền đánh”. Vợ sai, chồng phải chọn những cách xử lý khác thay vì động chân động tay. Chưa kể, chuyện bạo lực gia đình ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý con cái”, chuyên gia Trịnh Trung Hòa cho hay.

img

Clip chồng đánh vợ ở Bắc Kạn trước đó cũng gây xôn xao dư luận

Cũng theo chuyên gia “Không có trường hợp nào phụ nữ nên tha thứ cho người chồng vũ phu”. Sự nhẫn nhịn quá mức sẽ khiến mức độ bạo hành ngày càng nghiêm trọng.

“Đàn ông đánh vợ rồi quỵ lụy xin lỗi, vợ vì nhiều lý do mà đồng ý tha thứ, quay về bên chồng. Rồi lần sau lại đánh, lại xin lỗi, lại quay về… Nó tạo thành vòng tròn luẩn quẩn mà vòng sau luôn lớn hơn vòng trước. Ban đầu chỉ là cái tát, sau thì quả đấm, phát đá đến sưng mặt mày… Vậy sự tha thứ và nhẫn nhịn ấy đổi lại được gì?”, chuyên gia nói.

Theo ông, khi bị chồng bạo hành, người vợ nên kiên quyết phản kháng. Sự phản kháng ở đây không phải là đánh lại mà là dứt khoát trong nhận thức và cách xử lý khi bị bạo hành.

“Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành gia đình mà lỗi lầm có thể xuất phát từ cả hai bên. Người vợ cần xem xét thật kỹ nguyên nhân, mức độ bạo hành và khả năng tái phạm của chồng. Họ phải để đối phương biết rằng, tuyệt đối không chấp nhận chuyện chồng đánh vợ và sẵn sàng thoát ra khỏi mối quan hệ tiêu cực khi bị bạo hành. Phụ nữ nên kiên quyết bảo vệ bản thân và con cái”, chuyên gia Trịnh Trung Hòa chia sẻ.

Trong nhiều năm tư vấn tâm lý cho chị em, tôi gặp rất nhiều những câu chuyện vợ bị chồng bạo hành. Để nói rằng ai đúng, ai sai thì cần xét nhiều yếu tố vì không phải ngẫu nhiên mà vợ chồng đang chung sống hạnh phúc với nhau lại xảy ra cãi vã và đánh nhau được.

 

Tôi thấy rằng, đàn ông không đúng khi đánh vợ và chưa bao giờ đồng tình với hành vi này dù vì bất cứ lý do gì. Nhưng có những người vợ cũng thiếu nhiều kiến thức hôn nhân, gia đình. Họ chưa làm tròn đạo làm vợ, làm dâu, làm mẹ nên cuộc sống hôn nhân liên tục bất ổn.

Đặc biệt, cả hai vợ chồng hiếm khi để ý đến hai từ biết ơn. Biết ơn những đứa con được sinh ra để gắn kết cuộc sống hôn nhân, biết ơn những lần hai vợ chồng hành xử chưa đúng với nhau để từ đó rút kinh nghiệm, yêu thương nhiều hơn, chung sống hạnh phúc hơn.

Chúng ta cũng quên rằng, muốn được yêu thương thì cần trao đi yêu thương. Cái đó gọi là làm gương. Tôi thường đặt câu hỏi để mỗi chị em tự nhìn nhận vấn đề, thấu hiểu và sửa bản thân. Muốn có hoàng tử thì đôi khi mình phải là công chúa.

Tiến sĩ, chuyên gia tâm lý hôn nhân, hạnh phúc gia đình Vera Hà Anh

https://danviet.vn/bi-chong-danh-da-man-khi-om-con-do-hon-vo-co-nen-tha-thu-77771009388.htm