Bài toán Tiểu học khiến giáo viên cũng không giải nổi: ‘Có 365kg gạo đổ đều vào 7 bao. Hỏi cần mấy bao?’

Một bài toán Tiểu học đang gây bão mạng trong thời gian gần đây. Vấn đề là bài toán này nhìn qua tưởng rất dễ nhưng khi đọc kĩ thì dường như giáo viên cũng không thể giải nổi.

Đề bài như sau: “Có 365 kg gạo đổ đều vào 7 bao. Hỏi cần có mấy bao để đựng hết số gạo đó?”. Thoạt đọc qua đề bài, ai cũng nghĩ bài toán Tiểu học này có cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần áp dụng một phép toán là ra. Vậy nhưng không đâu nha.

Bạn hãy đọc kĩ lại bài toán thêm một vài lần nữa và nhận ra ngay điểm bất thường của nó. Người đăng bài toán này lên mạng xã hội đã chụp lại cả ảnh trang sách để chứng minh tính xác thực của bài toán. Tuy nhiên, điều mà tất cả mọi người quan tâm lúc này là bài toán này sẽ được giải như thế nào mới đúng!

 

Bài Toán tiểu học gây tranh cãi, ảnh: dSD

Thực tế, bài toán này không hề dễ giải như chúng ta vẫn nghĩ lúc đầu. Nhiều thầy cô, phụ huynh và học sinh đã thừa nhận rằng, họ không thể giải được đề bài này. Cụ thể hơn, trước đề bài này, cư dân mạng đang chia làm 2 phe:

Phe thứ nhất nhận định đề bài hoàn toàn sai và không thể tìm ra đáp án. Bởi lẽ, ban đầu bài toán cho dữ kiện 365 kg gạo cần đổ đều vào 7 bao. Tuy nhiên, lúc sau bài toán lại hỏi cần bao nhiêu bao… để đựng hết số gạo đó. Họ nhận định, đề bài vừa cho câu hỏi lại vừa cho đáp án mất rồi.

Đọc đề bài này, nhiều netizen không chỉ phì cười vì sự vô lý và thiếu cẩn trọng của người ra đề, mà còn bày tỏ sự thương cảm với… em học sinh nào lỡ gặp phải bài toán. Một số bình luận của cư dân mạng trước bài toán “gây choáng”:

 

– Bài này sai đề rồi. Khổ thân em nào gặp phải bài toán này.

– Cả nhà cả cửa có 7 cái bao mà lại hỏi cần có mấy bao để đựng hết số gạo đó.

– Đọc là biết ngay sai đề. Hy vọng các thầy cô có thể cẩn trọng hơn.

Ở diễn biến ngược lại, một bộ phận netizen nhận định đề bài đã đúng. Bởi dữ kiện bài toán chỉ yêu cầu có 365kg gạo đổ đều vào 7 bao. Tuy nhiên, đề bài không yêu cầu chỉ dùng đúng 7 bao để đựng hết số gạo này. Nếu suy luận theo hướng này, bài toán được giải như sau:

Ta có: 365 = 52 x 7 + 1. Do đó, với 365 kg gạo ban đầu, ta đựng đều gạo trong 7 bao, mỗi bao chứa 52kg gạo. Sau đó, ta lấy thêm 1 bao để đựng 1kg gạo dư.

Vậy số bao gạo được dùng để đựng hết 365kg gạo là: 7 + 1 = 8 (bao).

Dẫu hiện tại, bài toán vẫn gây tranh cãi trên MXH, song nhận định chung là người ra đề cần cung cấp đầy đủ thông tin. Vậy nên bài toán này chỉ tham khảo cho vui thôi, đồng thời giáo viên có thể tham khảo chúng để ra đề với số liệu, dữ kiện cụ thể, tránh khiến người đọc hoang mang như bài toán trên nhé.

Nhiều người cho rằng khi cho đề bài toán cần đầu tư hơn, không nên tạo ra sự tranh cãi như vậy, ảnh: dSD

Có nên cho con học tiền tiểu học trước khi vào lớp 1 không

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền – Thành viên Ban điều hành Mạng lưới Quản lý giáo dục EdulightenUp, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục cho biết: Thay vì chú trọng cho con học trước chương trình lớp 1, các bậc phụ huynh nên để con tham gia các chương trình phát triển toàn diện các kỹ năng, để con nhận thức và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chứ không chỉ thực hiện như một “bộ máy” có sự thúc ép từ bố mẹ.

Trên thực tế, không có một tiêu chuẩn cố định nào dành cho trẻ em bởi mỗi một cá nhân đều có những tiềm năng và thế mạnh riêng. Do đó, việc quan trọng nhất mà phụ huynh cần lưu tâm chính là hiểu con mình cần gì, con có những năng khiếu và hạn chế gì để hỗ trợ con phát huy thay vì ép con học theo cái mình thích, “chạy đua” với ngoài xã hội, cô Huyền nhấn mạnh.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục độc lập cho biết, hiện nay một số quốc gia trên thế giới quy định độ tuổi phù hợp cho trẻ đi học là 7-8 tuổi thay vì là 6 tuổi. Quyết định này nhằm mục đích để trẻ có thời gian chuẩn bị kỹ càng hơn khi chính thức đi học. Với những trường hợp chưa chuẩn bị tốt, họ khuyến khích các gia đình cho học chậm lại khi trẻ chưa sẵn sàng.

Theo đó, việc quy định độ tuổi phù hợp để trẻ đi học được nghiên cứu kỹ càng dựa trên những đặc trưng về tâm sinh lý, trí tuệ, mức độ phát triển não bộ, phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài ra còn đánh giá dựa trên khả năng của các con có thể chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến công việc học tập.

Có thể nhận thấy, giai đoạn chuyển cấp từ mầm non lên tiểu học là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Ở môi trường giáo dục bậc mầm non, các con được cô giáo lo toàn bộ từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động thể chất…, do đó trẻ ở độ tuổi này sẽ chưa có đủ năng lực và nhận thức về trách nhiệm với việc học.

Trong khi đó, khi trẻ lên lớp 1 thì sẽ tiếp nhận một môi trường giáo dục hoàn toàn mới, ở đó con phải tự lo hoàn toàn và sinh hoạt theo quy định, nề nếp của nhà trường.

https://www.webtretho.com/f/goc-chia-se-thong-tin/bai-toan-tieu-hoc-khien-giao-vien-cung-khong-giai-noi-co-365kg-gao-do-deu-vao-7-bao-hoi-can-may-bao