Bộ GTVT đề xuất khởi công dự án thành phần đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vào cuối năm 2027 và phấn đấu hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045. Tin liên quan NHNN yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ Bộ Tài chính đề xuất giảm tối đa 30% tiền thuê đất năm 2024 Giá vàng và ngoại tệ ngày 27/9: Nhẫn tròn trơn áp sát vàng miếng SJC, đồng USD giảm nhẹ SHB ký kết hợp tác với Tổng Công ty Thép Việt Nam
» Thủ tướng yêu cầu hoàn thành 1.541km đường sắt tốc độ cao vào năm 2035
» Hoàn thành đề xuất lập Ban chỉ đạo đầu tư đường sắt tốc độ cao trước 5/8
» Có thể sớm khởi công 2 đoạn của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đề xuất đầu tư với chiều dài 1.541 km, quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/giờ, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa.
Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).
Liên quan đến dự án, tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, dự kiến sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua, sẽ đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025 – 2026.
Dự kiến kế hoạch triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM vào cuối năm 2027; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh – Nha Trang năm 2028 – 2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.
Cũng theo Bộ GTVT, trước khi lập báo cáo, đã cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao. Mục tiêu chung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Mục tiêu cụ thể là phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.
Dự kiến khởi công dự án thành phần đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vào cuối năm 2027. Ảnh minh hoạ
Liên quan đến việc lựa chọn tốc độ thiết kế, phía Bộ GTVT cho rằng, tốc độ 350 km/giờ là phù hợp với các tuyến dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam của nước ta.
Tốc độ 350 km/h cũng hấp dẫn hơn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h (theo tính toán của tư vấn, trên chặng Hà Nội – TP.HCM, tốc độ 350km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/); chi phí đầu tư tốc độ 350 km/h cao hơn tốc độ 250 km/h khoảng 8-9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả.
“Vì vậy, Bộ GTVT kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h cho tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế nước ta và xu hướng trên thế giới”, báo cáo của Bộ GTVT nêu.
Bộ GTVT cho biết tư vấn đã nghiên cứu 2 phương án đầu tư gồm: phương án đầu tư toàn tuyến, cơ bản hoàn thành năm 2035 và phương án đầu tư phân kỳ hai giai đoạn, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2040. Đánh giá từng phương án cho thấy phương án đầu tư toàn tuyến có ưu điểm là phát huy hiệu quả và thu hút toàn bộ hành khách đi lại trên tất cả các cung đoạn ngay khi đưa vào khai thác; đánh giá các chỉ tiêu kinh tế cho thấy phương án này cao hơn phương án phân kỳ đầu tư. Nhược điểm của phương án này là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện cao hơn.
Trong khi đó, phương án phân kỳ đầu tư thì trong giai đoạn phân kỳ, chỉ đảm nhận được hành khách đi lại với cung đoạn ngắn (Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang), không đảm nhận được lượng hành khách đi lại với hành trình dài. Phương án này có ưu điểm là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện không quá lớn. Nhược điểm của phương án là giai đoạn đầu chưa khai thác toàn tuyến sẽ làm giảm hiệu quả tổng thể đầu tư dự án. Do đó, Bộ GTVT kiến nghị phương án đầu tư toàn tuyến. Số vốn đầu tư dự kiến khoảng 43,69 triệu USD/km.
Về phương án huy động vốn đầu tư dự án, Bộ GTVT đề xuất huy động ngân sách T.Ư bố trí theo các kỳ trung hạn, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn góp các địa phương, nguồn vốn huy động có chi phí thấp, ít ràng buộc, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm.
Dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm. Mỗi năm bình quân cần bố trí cho dự án khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương 24,5% vốn đầu tư công trung hạn hàng năm bố trí trong giai đoạn 2021 – 2025 và giảm xuống còn khoảng 16,2% trong giai đoạn 2026 – 2030 nếu giữ nguyên tỷ lệ đầu tư công trung hạn chiếm 5,5 – 5,7% GDP như hiện nay.
https://thuonghieuvaphapluat.vn/du-kien-khoi-cong-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-vao-cuoi-nam-2027-d69077.html