Có một câu hỏi muôn thuở là: “Tại sao mỗi người đều có tính cách và ngoại hình khác nhau?”. Câu trả lời là: “Tâm tính sẽ biểu hiện ra vẻ ngoài bởi vì cả hai đều bổ sung cho nhau”. Và biểu hiện ra bên ngoài của một người cũng là biểu thị cho số mệnh của họ.
Ngoại hình và số mệnhKhi Đấng Tạo Hoá ban cho con người tính cách, thì Ngài cũng ban cho chúng ta ngoại hình tương ứng. Nói đến ngoại hình, nhiều người cho rằng ngoại hình chỉ có nghĩa là vẻ bề ngoài. Trên thực tế, ngoại hình không chỉ là vẻ ngoài, mà còn liên quan mật thiết đến tâm tính, cũng như khí chất tổng thể của một con người hoàn chỉnh.
Khi chúng ta gặp gỡ ai đó, ngoại hình của họ tạo cho ta ấn tượng đầu tiên. Và khi cảm nhận được khí chất của một người, chúng ta có thể hiểu được phần nào tính cách của họ. Bằng cách quan sát lời nói và hành động của một người, chúng ta có thể biết được tính cách, được số phận của người này và liệu người đó có đáng để giao thiệp hay không.
(ảnh: tinhhoa).Câu nói: “Biểu hiện bên ngoài luôn xuất phát từ trái tim, lời nói cũng đi theo trái tim” là sự thật. Mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta không chỉ thể hiện bộ mặt tính cách thật của chúng ta và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của chúng ta.
50 tuổi nhìn tâmCâu nói này có nghĩa là gì? Ở tuổi 50 vẻ đẹp ngoại hình đã không còn là tiêu chí đẹp hay không đẹp. Biểu hiện ra bề ngoài của người trên 50 tuổi là “trái tim” của họ. Trái tim là ở bên trong, nhưng tấm lòng và tư tưởng của một người đều biểu hiện ra ngoài qua lời nói và hành động của họ.
Càng ở độ tuổi trung niên, người ta càng dễ gặp những chuyện vặt vãnh. Ở lứa tuổi này, chúng ta càng phải đảm bảo sự trong sáng nơi “trái tim” mình. Làm sao để cảm nhận được vận mệnh của chính mình? Kỳ thực bạn có thể tự cảm nhận bằng trái tim mình.
50 tuổi giữ tâm lương thiện (ảnh: Spiderum).Nhà tư tưởng Vương Dương Minh từng nói, trái tim là sự thật và trái tim là vũ trụ. Khi còn nhỏ, bạn dễ tức giận mỗi khi nghe người khác mắng mình. Vì sao khi trưởng thành, bạn lại có thể bình tĩnh đón nhận chỉ trích? Bởi vì trạng thái tinh thần của bạn đã đạt đến một tầm cao mới.
Khi đã trưởng thành, bạn hiểu rằng, người khác nói gì là việc của họ, bạn không cần phải để bụng và vướng bận; vẫn là sống chân thành, đơn giản và vô tư. Khi đã 50 tuổi, chúng ta sống an phận, đó là một cảnh giới “luyện tâm” rất cao. Tâm tính ngay thẳng, lương thiện; vẻ ngoài sẽ thanh cao; vận mệnh cũng vì thế mà tốt đẹp.
60 tuổi nhìn taiChữ “nhìn” nguyên văn Hán tự là “khán”, mà “khán” còn có nghĩa là coi sóc, trông giữ. Ý tứ của câu này là 60 tuổi nên biết coi giữ đôi tai. Mà đôi tai chủ về nghe. Biết lắng nghe chính là phúc phận của người 60 tuổi. Bất kể những lời nghe được là lời tốt hay lời xấu, ở tuổi lục tuần, người ta không chỉ cần lắng nghe mà còn có thể coi mọi thứ nghe được như gió thảng qua.
Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao 60 tuổi tuổi nên chú trọng đôi tai, chỉ nên lắng nghe người khác nói? Tuổi 60 là đã sống trên đời 60 năm, chúng ta đã hiểu được phúc phận, số phận, sự bồng bột của tuổi trẻ hay sự thịnh suy của đời người. Và về cơ bản, khi đã trải qua tất cả những điều cần phải trải qua trong đời người, chúng ta có thể làm gì ở tuổi này để không mang hoạ vào thân, ngoại trừ việc bảo vệ đôi tai của mình?
(ảnh: Báo Úc).Nếu một người đã nhìn thấu sự thật của đời người, họ sẽ tự nhiên sống một cuộc đời thoáng đãng. Chúng ta có thể nghe những gì người khác nói; dù là có lý hay vô lý thì cũng chẳng nên bận lòng. Hãy để những u sầu này bay theo gió, và không để chúng ảnh hưởng đến bản thân bạn.
Cũng giống như “nước”, nước không chỉ khiêm tốn, đơn giản mà còn có thể chấp nhận mọi thứ. Sau đó, nước trở thành vùng biển lớn. Khi một người đến tuổi 60, chẳng phải đã đến lúc chúng ta bao dung, nhân hậu như nước hay sao?
Nếu bạn có thể lắng nghe người khác, bạn sẽ không dễ dàng phủ định họ. Tâm trí của bạn cũng trở nên trong sáng hơn, đơn thuần hơn. Như vậy, phần đời còn lại của bạn nhất định sẽ an yên, phẳng lặng.
70 tuổi nhìn số mệnhTừ xa xưa, người ta đã than thở rằng “thất thập cổ lai hy”, nghĩa là tuổi 70 hiếm người thọ đến. Sau 70 tuổi, con người thực sự phải chiến chiến đấu với “số phận”. Năng lượng sống của họ đã cạn kiệt, nhưng đây là số mệnh.
Nhiều người người ở tuổi 70 phải nằm liệt giường hoặc lâm vào cảnh túng quẫn, đau khổ. Nhưng đó là số phận của họ. Càng lớn tuổi người ta càng khó thay đổi số mệnh.
Sở dĩ Khổng Tử nhấn mạnh rằng “70 tuổi thuận theo lòng mình mong muốn, không vượt quá khuôn phép”, là bởi vì người biết mệnh đã có thể sống thuận theo tự nhiên. Tuổi 70, gặp chuyện vặt vãnh thì thôi vướng bận, gặp kẻ thù thì có thể mỉm cười cho qua chuyện, gặp chuyện không vừa ý thì có thể tiếp nhận.
(ảnh: Dân việt).Như các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nói, nhiệm vụ tối thượng của mọi người là tìm kiếm và chấp nhận con người thật của mình. Dù bạn là ai, đừng chống cự số mệnh. Nhân duyên đời này, dù là một đời vất vả hay một đời vinh hoa phú quý, cũng không nên dính mắc.
Đức Phật nói, hãy buông bỏ. Bởi con người là rất khó để có thể buông bỏ, nhưng người trên 70 tuổi cần trân trọng thời gian sống mỗi ngày. Vì từng phút từng giây sau tuổi 70 đều là hồng ân trời ban.
Tất cả chúng ta đều không ngừng trải nghiệm và không ngừng hoàn thiện bản thân. Dù là bên ngoài hay bên trong, nhưng điều đó giúp chúng ta ngày một trưởng thành. Dù bao nhiêu tuổi, chúng ta cũng cần giữ tâm trong sáng, khí tiết hiên ngang, thuận theo ý trời, tuỳ theo số mệnh.
Minh Nguyệt biên dịch