Tận tụy, vất vả vì con cháu trong nhiều năm, vậy mà giờ đây chỉ vì 2 quả vải, tôi cảm thấy mình như một người dư thừa trong gia đình.Bài viết về câu chuyện của bà Lý được đăng tải trên trên MXH Toutiao (Trung Quốc) nhận được nhiều sự quan tâm của CĐM.
Làm quần quật cả ngày vì conTôi năm nay 72 tuổi, sinh sống cùng gia đình con trai Hiểu Minh và con dâu Vương Lệnh đã 10 năm tại một thành phố nhỏ ở Trung Quốc. Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy, lặng lẽ bước vào bếp và bắt đầu chuẩn bị bữa sáng cho các thành viên trong gia đình.
Mỗi ngày, sau bữa sáng, do công việc bận rộn, vợ chồng Hiểu Minh phải vội vã đi làm. Lúc này, tôi phải phụ trách toàn bộ những công việc nhà, trong đó bao gồm cả việc chăm sóc cháu trai là Tiểu Bảo. Tiểu Bảo năm nay vừa tròn 5 tuổi và khá hiếu động. Không chỉ lo việc ăn uống cho Tiểu Bảo hàng ngày, tôi còn phải cùng cháu chơi game, kể chuyện và đưa cháu đi nhà trẻ.
Một buổi sáng cách đây không lâu, tranh thủ lúc Tiểu Bảo đang ngủ trưa, tôi bước ra khỏi nhà để hít thở không khí trong lành. Tình cờ, tôi nhìn thấy bà Trần nhà bên cạnh đang ngồi trên ghế ăn hạt dưa nên bước tới chào hỏi.
Bà Trần khuyên tôi nên chú ý nghỉ ngơi và nhiệt tình đưa cho tôi một túi vải thiều. Tôi cầm lấy túi vải, trong lòng cảm thấy ấm áp. Tôi cảm kích: “Cảm ơn bà. Bà chọn vải khéo thật, nhìn màu sắc là biết chắc chắn ngon ngọt!”.
Tôi bóc một quả vải và cho vào trong miệng. Hương vị ngọt ngào và mọng nước lan tỏa trong khoang miệng khiến tôi không khỏi bóc thêm quả vải thứ hai, vừa ăn vừa mỉm cười hài lòng.
Con dâu trách tôi ăn mất phần của cháuBuổi chiều, sau khi Tiểu Bảo tỉnh dậy, tôi lại tiếp tục “đầu tắt mặt tối”. Như thường lệ, tôi phải làm đồ ăn cho cháu và dọn dẹp phòng ốc. Mãi đến buổi tối, vợ chồng Hiểu Minh và Vương Lệnh tan làm và về nhà, tôi mới thả lỏng được một chút.
Khi các con vừa về đến nhà, tôi đang bận rộn trong bếp, chú tâm bày biện những món ăn ngon. Con trai tôi đi vào bếp giúp tôi bưng thức ăn và hỏi han tôi về tình hình trong nhà của một ngày, đồng thời khen ngợi tài nấu ăn của tôi. Tôi mỉm cười đáp lại con trai rằng mọi chuyện trong nhà đều ổn thỏa, không có vấn đề gì.
Sau đó, con dâu cũng đi vào phòng bếp. Con dâu tôi vừa đặt túi xách xuống bàn ăn đã nhìn chằm chằm vào túi vải mà ban ngày bà Trần đưa cho tôi, cau mày chất vấn: “Mẹ đã ăn những quả vải này chưa? Sao lại có vỏ của 2 quả vải ở trên bàn?”.
Nghe thấy giọng điệu khó chịu của con dâu như vậy, tôi sửng sốt một lúc rồi trả lời với con dâu bản thân được hàng xóm tặng túi vải. Tôi cũng mới ăn có 2 quả, còn khá nhiều quả trong túi. Nghe thấy tôi nói vậy, sắc mặt của con dâu ngay lập tức tối sầm, giọng điệu không vui trách móc tôi rằng những quả vải này rất đắt tiền, nói tôi tự tiện, ăn hết phần của cháu.
Cuối cùng con dâu tôi cũng hiểu ra…Trong lòng tôi bất giác run lên, tràn ngập cảm giác bất bình, xấu hổ. Tôi vẫn cố gắng thanh minh. Thế nhưng, con dâu không khách khí, lạnh giọng ngắt lời tôi: “Bất luận là ai đưa tới, từ nay về sau nếu muốn ăn đồ ăn trong nhà, mẹ hãy hỏi ý kiến của con trước”.
Nhìn cảnh tượng trước mắt, con trai tôi vội vàng bước tới hòa giải, khuyên tôi và con dâu đừng vì chút chuyện nhỏ mà cãi nhau. Tôi không ăn tối, cúi đầu và im lặng trở về phòng riêng. Ngồi một mình trong phòng, tôi lại nghĩ đến khoảnh khắc được bà Trần đưa cho túi vải, lúc ấy tôi cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Còn giờ đây, tôi cảm thấy vô cùng bất lực và lạc lõng.
Những cảm xúc lẫn lộn dâng trào trong lòng khiến tôi khó chịu. Sau nhiều năm vất vả, tận tụy vì con cháu, tôi không nhận được sự tôn trọng, thậm chí bị sỉ nhục chỉ vì 2 quả vải. Tôi chạnh lòng cảm thấy bản thân chẳng khác nào bị con cái coi như một người bảo mẫu. Nghĩ đến đây, tôi không khỏi rơi những giọt nước mắt tủi nhục.
Con trai lớn tiếng bênh vực tôi. Tuy nhiên, con dâu vẫn không chịu bỏ qua cho tôi, nói tôi nhiều lần lấy hoa quả để ăn trong tủ lạnh mà không hỏi ý kiến con. Con trai tôi cũng đáp lại: “Mẹ đã già, phận làm con như chúng ta cần bao dung hơn để gia đình hòa thuận, anh sẽ thử đi nói chuyện với mẹ”.
Sau đó, tôi nghe được tiếng bước chân. Trước cửa phòng tôi, con trai nhẹ nhàng gõ cửa và xin phép vào phòng. Ngay sau khi nhận được sự đồng ý của tôi, con trai bước vào phòng và lập tức nói lời xin lỗi, đồng thời con trai cũng ngỏ ý sẽ quan tâm đến tôi nhiều hơn.
Bên cạnh đó, con trai nhấn mạnh rằng đối với các con, tôi luôn là người thân yêu, một phần không thể thiếu trong gia đình. Nghe thấy vậy, tôi cũng kìm nén nước mắt và gật đầu. Mặc dù vẫn có chút buồn nhưng tôi cũng hiểu tình thế khó khăn của con trai khi bị kẹp giữa mâu thuẫn của mẹ chồng – nàng dâu.
Sáng hôm sau, tôi vẫn thức dậy đúng giờ và bắt đầu chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Tuy vẫn còn buồn nhưng tôi không muốn cảm xúc làm ảnh hưởng tới con cháu. Đột nhiên, tôi có chút kinh ngạc khi thấy bà Trần tới nhà tôi chơi và mang đến một giỏ trái cây tươi.
Bà Trần bày tỏ bản thân đã biết chuyện mâu thuẫn trong gia đình tôi tối hôm qua, trong lòng cũng cảm thấy bứt rứt không yên nên muốn qua nhà nói chuyện cùng con dâu tôi. Bà Trần và con trai tôi ra sức tận tình khuyên nhủ con dâu.
Sau một khoảng thời gian dài mọi người nói chuyện, có lẽ con dâu tôi đã tháo gỡ được khúc mắc trong lòng, chủ động đi tới trước mặt tôi và chân thành nói lời xin lỗi, tôi cũng chấp nhận tha thứ cho con.
Cuối cùng, gia đình tôi ngập tràn trong bầu không khí hòa thuận, đoàn kết. Tôi nhận thấy cuộc sống tuy có nhiều xích mích, mâu thuẫn nhưng chỉ cần gia đình đoàn kết thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua.
Cháu trai tôi cũng vô cùng ngoan ngoãn, hiếu thuận và hiểu chuyện. Sau bữa tối, cháu tự lột vỏ quả vải và mời tôi ăn. Tôi thấy ấm áp và xúc động. Tôi biết bản thân giờ đây đã nhận được sự thấu hiểu và tôn trọng.
Theo Đời sống Pháp luật