Hôm đó gần 12 giờ trưa, như thói quen tôi vừa ngồi ăn cơm trưa vừa mở camera ở quê ra xem tình hình các con thế nào, đã ăn uống, nghỉ ngơi chưa thì thấy cảnh đau lòng.
Tin chắc rằng không ai muốn phải xa các con cả, tôi và chồng cũng vì hoàn cảnh mà phải gửi 3 đứa nhỏ gồm 1 đứa lớp 2, 1 đứa lớp 1 và 1 đứa 3 tuổi cho bố mẹ chồng ở quê chăm sóc. Bản thân hai vợ chồng thuê phòng trọ trên thành phố để làm việc.
Vì quê cách thành phố không xa, chỉ 70km nên mỗi cuối tuần hai vợ chồng lại tranh thủ về quê thăm các con. Dĩ nhiên, mỗi tháng hai vợ chồng cũng biết điều gửi bố mẹ chồng một khoản để lo cho các con, còn tiền học chúng tôi tự đóng.
Mấy năm nay mọi chuyện vẫn suôn sẻ, gia đình êm ấm, con cái ngoan ngoãn, học giỏi. Nhưng một năm nay, cô em chồng lại về quê xin việc và ở chung với bố mẹ, từ đó khiến mọi thứ bị đảo lộn, nhà cửa không yên.
(Ảnh minh họa)
Từ khi cô em chồng về quê, gia đình tôi đều bị đảo lộn.
Chấm dứt nỗi lo tai biến do mỡ máu cao Mỡ Máu Tâm Bình Tặng full bộ tài liệu tự học chứng khoán cho người mới Khóa Học Đầu Tư Đừng để yếu sinh lý làm tan vỡ hôn nhân. Các anh học mẹo này ngay Sức Khỏe Nam Giới
Bản thân chưa sinh con, nuôi con bao giờ ấy vậy mà em lại chê trách tôi và bố mẹ chồng không biết dạy dỗ con cháu, để mấy đứa nhỏ xem tivi, điện thoại nhiều. Tôi thấy chuyện đó cũng chẳng phải vấn đề gì to tát, trẻ con bây giờ đứa nào chả thế. Hơn nữa, ông bà ở nhà cũng giớ hạn kênh thiếu nhi cho trẻ nhỏ, có rất nhiều video giáo dục rất hay mà.
Nhưng em chồng lại không nghĩ thế, em cho rằng trẻ con phải ra ngoài vận động nhiều mới nhanh nhẹn, hoạt bát được. Thế rồi khi vợ chồng tôi không ở nhà, em đã bày ra đủ trò để kéo 3 cháu ra ngoài chơi.
Có đợt, em mua hẳn 500 viên gạch với 2 khối cát sạch quây vào nửa sân nhà để chơi với các cháu. Mấy đứa nó nghịch đất nghịch cát bẩn ơi là bẩn. Tôi kêu ca nhưng cả chồng và bố mẹ chồng đều không ý kiến gì. Em chồng tuy im lặng ra vẻ hiểu ý chị dâu rồi, nhưng sang tuần khi tôi và chồng xuống thành phố đi làm thì em lại lôi các cháu ra ngoài trời chơi, nghịch đất cát.
Không những thế, em còn bắt các cháu làm việc nhà. Con gái tôi mới học lớp 2 đã phải vào bếp nấu cơm thay cô nó. Con trai học lớp 1 thì đến bữa phải đi lấy bát đũa cho cả nhà, trông em. Chúng nó mới tí tuổi đầu đã phải làm việc, nhỡ bị điện giật, bị bỏng hay cắt phải tay thì biết làm thế nào.
Ấy thế mà khi tôi nhẹ nhàng góp ý với cô em chồng, em còn cố cãi:
– Em muốn các cháu sau này biết sống tự lập, biết tự nấu nướng để lo cho bản thân nên mới có lòng dạy cháu. Giờ đứa nào cũng ngoan, biết thu dọn đồ chơi, làm được bao nhiêu việc nhà như rửa bát, gấp đồ, nấu được vài món đơn giản,… Các cháu không còn ham mê ti vi như trước nữa, nhanh nhẹn và lanh lợi hẳn. Chị không mừng còn quay sang trách ngược em.
Bố mẹ chồng và chồng gật gù, khen em chồng dạy cháu tốt. Tôi vừa tức vừa xót con, nhưng vì sống xa con, vẫn phải nhờ cậy bố mẹ chồng chăm nom giúp nên đành nín nhịn. Tuy nhiên, việc xảy ra vào trưa hôm trước khiến tôi không thể nhịn nổi nữa.
(Ảnh minh họa)
Tôi nhẹ nhàng góp ý với cô em chồng, em không nghe còn cố cãi.
Hôm đó gần 12 giờ trưa, như thói quen tôi vừa ngồi ăn cơm trưa vừa mở camera ở quê ra xem tình hình các con thế nào, đã ăn uống, nghỉ ngơi chưa thì thấy đứa con gái lớn đội nón chạy ra vườn lấy rơm phủ cho luống rau mới trồng. Thấy con gái mình bị “hành” như thế ai mà chẳng xót. Tôi nóng mặt gọi điện về mắng em chồng một trận, nhưng em vẫn cố cãi:
– Vừa rồi mấy cô cháu vui vui làm 3 luống rau ngoài vườn. Rau mới lên mầm đúng đợt nắng nóng. Chắc con bé sợ rau héo nên mới làm vậy, chị gọi về thì em mới biết chứ từ nãy tới giờ em mải nấu ăn, cho bé út ăn trưa nên có biết đâu.
Nhưng ai mà tin chứ? Con gái tôi chưa làm vườn bao giờ thì sao nó biết nên lấy rơm phủ lên luống rau khi trời nắng nóng? Tối hôm đó, con gái tôi lên cơn sốt, cũng là do con bé chang nắng đó chứ sao nữa. Đúng là giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng mà. Tôi xót con lắm, nhưng không thể đón con lên ở cùng bố mẹ được. Tôi nên làm thế nào để cô em chồng bớt “hành” các con tôi lại đây?