KHẨN CẤP: Bão WIPHA giật cấp 11 đang di chuyển nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực đất liền

Tin bão WIPHA mới nhất, hiện cơn bão WIPHA đang cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, di chuyển nhanh, mỗi giờ đi được 30km.

Ngày 18 tháng 7 năm 2025, báo Đời sống Pháp luật đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Tin bão WIPHA mới nhất: Giật cấp 11, di chuyển nhanh, dự báo ảnh hưởng trực tiếp đất liền nước ta”. Nội dung như sau:

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 13h ngày 18/7, vị trí tâm bão Wipha ở vào khoảng 18,3 độ vĩ Bắc, 123,5 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông, Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 30km/h.

Theo dự báo, khoảng chiều 19/7, bão Wipha di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đi vào Biển Đông và mạnh lên cấp 10, giật cấp 12. Đến 13h ngày 20/7, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên cấp 11-12, giật cấp 14. Thời điểm này bão cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 490km về phía Đông.

Đến 13h ngày 21/7, bão Wipha di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h. Thời điểm này bão hoạt động trên vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) với cường độ cấp 11, giật cấp 13.

Từ 72 đến 120 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km và suy yếu dần.
Hướng di chuyển của cơn bão Wipha

Hướng di chuyển của cơn bão Wipha

Cục Khí tượng thủy văn nhận định khoảng tối 19/7, bão Wipha sẽ chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm. Sau khi vào Biển Đông, bão Wipha dự kiến sẽ tiếp tục mạnh lên cấp 11-12 và có khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam vào khoảng ngày 22/7, theo báo Dân Trí.

Theo các chuyên gia, từ ngày 21 đến 23/7, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa sẽ có mưa to đến rất to.

Do ảnh hưởng của cơn bão Wipha, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh dần lên cấp 6-7,vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; sóng biển cao 3,0-5,0m.Biển động rất mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năngchịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn

Sáng ngày 19 tháng 7, chuyên trang Góc Nhìn Pháp Lý đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Cảnh báo: Bão Wipha có thể giật cấp 15, nhiều tỉnh thành sẽ có mưa lớn”. Nội dung như sau:

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết hồi 20h ngày 18/7, bão Wipha (bão số 3) hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông, Philippines. Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với sức gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 11, thông tin trên báo Dân trí.

Theo dự báo, ngày 19/7, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc đi vào Biển Đông và mạnh lên cấp 10, giật cấp 12.

Đến 19h ngày 20/7, bão di chuyển theo hướng Tây và mạnh lên cấp 11-12, giật cấp 14. Khoảng 19h ngày 21/7, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần trên khu vực vịnh Bắc Bộ.

Ông Khiêm cho biết từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão Wipha di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km và tiếp tục suy yếu thêm.

Vị chuyên gia nhận định sáng 21/7, bão sẽ di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ và đến đêm 21/7 có khả năng bắt đầu ảnh hưởng đất liền nước ta.

Ông Khiêm cũng cho biết khoảng sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo xác suất có độ tin cậy rất cao (khoảng trên 90%) là cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.

Những thông tin dự báo này khiến nhiều du khách lo ngại nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội và các điểm du lịch biển phía bắc, đặc biệt là vùng ven biển trong dịp cuối tuần này (tức ngày 19 – 20/7).
1-1752857831.webpBão Wipha khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khu vực đất liền Việt Nam. Ảnh: Báo Dân trí.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, người dân có thể yên tâm bởi cơn bão Wipha chưa ảnh hưởng đến đất liền, trong đó có Hà Nội và các điểm du lịch khu vực ven biển Bắc Bộ trong dịp cuối tuần.

Du khách tham quan tại một số điểm du lịch như Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, Đảo Cô Tô, Đảo Quan Lạn… (tỉnh Quảng Ninh); Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng), Ninh Bình… có thể lên lịch trình tham quan cuối tuần này mà chưa bị cản trở bởi mưa bão.

Theo báo VietNamNet, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định mặc dù bão Wipha có thể không mạnh như bão Yagi, nhưng không thể chủ quan. Đặc biệt, vào thời điểm này, các hoạt động du lịch hè đang vào cao điểm, trong khi hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với đó, vụ mùa lúa và nhiều loại rau màu mới bắt đầu, nên khả năng thiệt hại do mưa bão có thể rất lớn.

Thứ trưởng Hiệp cũng nhấn mạnh rằng bão Wipha có đường đi tương tự bão Yagi, nên cần phải chuẩn bị phương án phòng chống cơn bão có thể đạt cường độ mạnh lên tới cấp 10-11, với gió giật mạnh đến cấp 14-15.

Một trong những vấn đề mà Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đặc biệt quan tâm là tình hình an toàn các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là các hồ ở Bắc Bộ và miền Trung. Hiện nay, mực nước tại nhiều hồ chứa đã đạt mức cao, với nhiều hồ có dung tích lên tới 85% hoặc hơn. Những khu vực có hồ thủy điện như Tuyên Quang, Hòa Bình và Sơn La đang có nguy cơ tiềm ẩn về lũ quét nếu mưa lớn xảy ra.

Thứ trưởng yêu cầu Bộ Công Thương cần có quy trình vận hành thủy điện nghiêm ngặt trong tình huống khẩn cấp, không để xảy ra sự cố tương tự như tại hồ Thác Bà năm ngoái. Đồng thời, các hồ chứa phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình vận hành, ưu tiên bảo đảm an toàn tối đa.

Trong bối cảnh cơn bão Wipha sắp ảnh hưởng, ông Hiệp yêu cầu các đơn vị liên quan, đặc biệt là Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, khẩn trương triển khai cán bộ xuống các địa phương có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi bão. Cùng với việc chủ động phòng chống thiên tai, Thứ trưởng nhấn mạnh đây cũng là cơ hội để kiểm tra hiệu quả của hệ thống chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai của chính quyền cấp tỉnh và cấp xã.