Thấy tiếng người cười cười nói nói trong bếp, tôi lao vào xem thì bất ngờ.Tôi lấy chồng khá sớm, khi ấy mới 20 tuổi chưa có công ăn việc làm gì cả. Lấy chồng xong tôi sinh ngay 1 bé gái năm 21 tuổi và ở nhà chăm sóc con, cơm nước cho chồng suốt 3 năm liền. Trong khoảng thời gian ấy, tôi cũng khao khát được đi làm nhưng chồng không cho, anh nói một mình anh có thể gánh vác được kinh tế nên việc của người mẹ, người phụ nữ như tôi là chỉ cần an tâm ở nhà sinh đẻ và nuôi con.
Vậy nên khi con lớn được 3 tuổi tôi sinh thêm 1 bé nữa để nuôi một thể. Cái gì cũng có cái giá của nó, trong khi tôi ngập đầu vào bỉm sữa, bếp núc, quần áo lúc nào cũng hôi rình, luộm thuộm thì chồng tôi bảnh bao, nước hoa thơm phức. Vậy nên chán nhau cũng là lẽ thường tình. Khi con lớn lên 5 tuổi cũng là lúc anh có người mới bên ngoài và về đòi ly hôn với tôi. Lúc đó trong người tôi không có một xu dính túi làm lại cuộc đời mới cảm thấy hối hận. Dẫu vậy thương con nhỏ còn bé quá mới chỉ 2 tuổi nên tôi cố gắng nhận nuôi đứa sau, để đứa lớn cho chồng nuôi.
Ngày ra tòa, đứa nhỏ thì chưa biết gì nên vẫn vui vẻ như thường nhưng con gái lớn khóc đòi lựa chọn ở với mẹ. Tôi nuốt nước mắt vào trong nói con ở với bố một thời gian rồi khi mẹ có kinh tế, mẹ nhất định sẽ đón con về sống chung. Đứa trẻ 5 tuổi không đủ sức mạnh để thay đổi sự lựa chọn của người lớn, bị người ta bế đi mặc cho tiếng gào khóc của nó như đang xé từng khúc ruột của tôi.
Ảnh minh họa
Sau ly hôn, tôi gửi con cho mẹ chăm sóc và bắt đầu đi tìm việc. Từ những việc bần hàn nhất như quét rác, rửa bát, làm phục vụ ở quán hát… tôi đều trải qua tất cả. May mắn cuối cùng tôi gặp được người thay đổi cuộc đời, cho tôi cuộc sống bình an như hiện nay chính là một người cô tốt bụng đã nhận tôi vào làm công ty của cô với mức lương 3 triệu/tháng thêm phụ cấp. Nhờ tính chăm chỉ làm việc lại có chí tiến thủ, sáng tạo trong công việc nên tôi thăng tiến dần đến mức lương 15 triệu/tháng rồi 20 triệu/tháng và đón con ở dưới quê lên ở cùng.
Trong suốt khoảng thời gian này, tôi quá bận rộn với công việc nên cũng ít liên hệ với con gái. Chỉ thỉnh thoảng 1 tháng đón con đi chơi được 1 lần hoặc về ở cùng 2 ngày cuối tuần. Hỏi ra thì được biết chồng tôi cũng lấy nhân tình sau đó không lâu và sinh được thêm 1 người con. Tôi hỏi về cuộc sống của con thì đứa trẻ bày tỏ sống với bố và gia đình mới cũng khá ổn nên thỉnh thoảng gặp mẹ là được rồi nhưng vẫn không quên dặn dò.
– Khi nào mẹ kiếm được nhiều tiền mẹ đón con về ở cùng với mẹ và em nhé.
Nghe câu nói này của con tôi lại lén lau nước mắt và quyết tâm phải kiếm được thật nhiều tiền thì mẹ con mới có cơ hội đoàn tụ.
Vào một ngày cuối tháng là lịch tôi được đón con gái về ở chung 2 ngày. Thế nhưng hôm đó tôi lại có chuyến công tác rất quan trọng để kí kết hợp đồng với cô chủ. Chính vì thế tôi đành gửi con ở lại nhà chồng cũ và hứa hẹn đi công tác về sẽ đón con sang ở chơi bù hẳn 1 tuần. Đứa trẻ nghe xong có phần hụt hẫng nhưng rất hiểu chuyện mà vâng lời.
Chuyến công tác kết thúc sớm hơn dự kiến, tôi nhanh chóng đến nhà chồng cũ để đón con gái như lời hứa nhưng khi vừa bước đến cửa nhà tôi đã thấy cảnh tượng đau lòng. Con gái của tôi đang ngồi ăn trên một chiếc bàn. Trên bàn ăn chỉ có duy nhất 1 bát cơm trắng và 1 bát thịt kho nhưng chỉ toàn là mỡ chắc chắn không phải thứ đứa trẻ thích vì tôi biết con gái thích ăn thịt nạc.
Ảnh minh họa
Chưa kịp định hình xem rốt cuộc mọi thứ là như thế nào thì từ trong bếp vọng ra tiếng nói khiến tôi phải tiến lại gần.
– Ăn nhanh đi mà còn đi học chứ không ai rảnh mà đưa đi đâu nhá. (Người này dừng lại 1 lúc rồi nói tiếp) Con yêu ăn đi, mẹ làm toàn món ngon cho con đó.
Hóa ra người đó chính là vợ sau của chồng tôi. Cô ta đang cho con ruột của cô ta ăn. Chất vấn ra thì biết được con gái tôi thì phải ăn ở ngoài bàn riêng với 1 món duy nhất mà đứa trẻ không hề thích lý do cũng chỉ vì con gái bưng đĩa thức ăn nhưng không may bị đổ cả thức ăn, vỡ cả đĩa khi dọn cơm nên bị phạt. Còn cả gia đình bao gồm chồng cũ của tôi, vợ mới của anh ta và con của hai người vẫn đang ngồi ăn một bàn ăn thịnh soạn trong gian bếp cười nói vui vẻ.
Đứa trẻ hiểu chuyện thấy mẹ buồn bã nên ôm chầm lấy mẹ.
Bình thường tôi cứ ngỡ con sống với bố cũng được chăm sóc tốt không kém vì đứa trẻ cũng giấu tôi tất cả mọi chuyện nhưng không ngờ, nó lại bị ghẻ lại bởi chính người bố ruột của nó mà đây không phải là lần đầu. Nước mắt tôi rơi, còn gì chua chát hơn bởi tôi là mẹ mà đã quá vô tâm, để con có một cuộc sống khổ cực đến vậy mà bản thân không hề hay biết gì. Tôi đang tìm cách có thể đón con về sống chung.
Tâm sự từ độc giả duongvu…
Trách nhiệm nuôi con sau ly hôn của cả bố và mẹ là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của trẻ. Dù khó khăn và mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình này, tuy nhiên, tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường ổn định và yêu thương cho con cái không thể bỏ qua.
Dưới đây là một số khía cạnh về trách nhiệm nuôi con sau ly hôn của bố và mẹ mà người mẹ đơn thân trong tâm sự trên có thể tham khảo để trao đổi lại với chồng cũ.
Sự quan tâm và yêu thương
Bố và mẹ đều có trách nhiệm cung cấp tình yêu và sự quan tâm cho con cái sau ly hôn. Trẻ cần cảm nhận được rằng bé vẫn được yêu thương và quan tâm từ bố mẹ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và tôn trọng con cái ở cả bố và mẹ.
Thỏa thuận về chăm sóc
Bố và mẹ cần thảo luận và đưa ra thỏa thuận về việc chăm sóc con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc xác định lịch trình gặp gỡ, quyết định về việc đưa đón con và phân chia trách nhiệm trong việc chăm sóc hàng ngày. Thỏa thuận rõ ràng và công bằng giúp trẻ cảm thấy an toàn và ổn định.
Tài chính
Bố và mẹ cần cùng nhau đảm bảo sự ổn định tài chính nuôi con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc chia sẻ trách nhiệm về chi phí hàng ngày, giáo dục và các hoạt động khác của con. Một sự hợp tác và sự minh bạch về tài chính sẽ giúp tránh xung đột và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Trò chuyện với con thường xuyên
Một giao tiếp hiệu quả giữa bố và mẹ là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng con sau ly hôn. Dù có khác biệt và xung đột, việc trao đổi thông tin về con cái và thảo luận về quyết định quan trọng liên quan đến con cần được thực hiện một cách lịch sự và xây dựng. Giao tiếp tốt giữa hai bên giúp giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường tốt cho con cái.
Tôn trọng quyền lợi và quyết định của con
Bố và mẹ cần tôn trọng quyền lợi và quyết định của con cái. Lắng nghe ý kiến của trẻ và cho phép bé tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý và tự tin trong việc đưa ra quyết định.
Tạo môi trường ổn định
Một môi trường ổn định và tốt lành là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển và thích ứng sau khi bố mẹ ly hôn. Bố và mẹ cần cùng nhau làm việc để tạo ra một môi trường đồng nhất và ổn định cho con cái. Điều này bao gồm việc duy trì một lịch trình ổn định, quy tắc và quy định rõ ràng, và sự đồng thuận trong việc áp dụng các giá trị và quyền lợi trong việc nuôi dưỡng con.
Theo Chi ChiNguồn: phunuphapluat.nguoiduatin.vnLink nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/di-cong-tac-gui-con-cho-chong-cu-khi-den-don-tieng-cuoi-vong-ra-tu-trong-bep-khien-toi-tuc-gian-a605437.html